Những cái đầu tiên của Báo chí Việt Nam

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tên tự Sỹ Tải, thường gọi Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thành – Tân Minh – Vĩnh Long (nay thuộc Chợ Lách – Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thông thạo 26 ngoại ngữ, tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học… và được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới!.

Danh hiệu này thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), quê ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Không những là một lãnh tụ chính trị xuất chúng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa, Bác Hồ còn là một nhà thơ, nhà tư tưởng lớn và nhà báo cách mạng Việt Nam đầu tiên. Từ tháng 3/1922 lúc còn ở Pháp đến khi về nước tháng 1/1941, Bác đã sáng lập, viết bài, trực tiếp tổ chức, biên tập nội dung, trình bày hình thức và phát hành 8 tờ báo cách mạng tiên phong: Le Paria, Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Thân ái, Đỏ, Việt Nam độc lập và Cứu quốc. Sau năm 1941, Bác còn thành lập, chỉ đạo và viết bài cho nhiều tờ báo khác, đồng thời đưa ra các quan điểm, phương pháp báo chí mới mẻ, tiến bộ mà phù hợp với phong trào báo chí cách mạng, báo chí hiện đại quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh, thực hiện, định hướng, bảo trợ và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người có nhiều bút danh nhất. Trong hơn 170 tên gọi, bí danh, biệt hiệu… của Bác, có khoảng 100 bút danh báo chí thường dùng.

Đó là Khuông Việt (1912-1978), tên thật Lý Vĩnh Khuông, các bút hiệu Phong Vũ, Việt Hà, Trần Văn Hai, quê Sóc Trăng. Ông xuất thân từ nghề thư viện, hăng hái tham gia làm báo, viết sách và sớm trở thành cộng tác viên mật thiết của những tờ báo lớn, đồng thời có chân trong nhiều tổ chức chính trị, xã hội. Năm 1948, được Liên đoàn SFIO cử sang Pháp với tư cách nhà báo của công chúng và đại biểu dự Đại hội lần thứ XL Đảng Xã hội Pháp. Tại đây, ngày 18/9/1948, ông trở thành nhà báo Việt Nam đầu tiên được cấp thẻ báo chí Liên Hợp Quốc.

Kỷ lục trên dành cho nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1922), tên thật là Nguyễn Ngọc Khuê, quê Bến Tre, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) làm Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới)  và phụ trách báo này trong suốt thời gian tồn tại của nó.  Nữ giới chung cũng là tờ báo đầu tiên dành cho phái nữ. Báo dày 18 trang, khuôn khổ in 41 x 29 cm, phát hành vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn.

Lịch sử báo chí Việt Nam từng chứng kiến nhiều hoạt động cải tổ và những nhà báo cách tân. Người đầu tiên cách tân báo chí Việt Nam là Hoàng Tích Chu (1897-1933), quê Bắc Ninh. Năm 1921, ông bước vào nghề báo, giúp việc cho Nam Phong tạp chí. Năm 1923, sang Pháp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí và năm 1927 về nước, dốc sức cải cách báo chí Việt Nam. Thực hiện lối viết mới, gọn gàng, sáng sủa, giàu lượng thông tin, đề cập đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của số đông dân chúng. Các bài xã luận viết rút ngắn, sắc bén, hàm súc như khẩu hiệu. Những tin, bài quan trọng và sốt dẻo được đưa lên trang đầu. Hình ảnh minh họa chú trọng tính hấp dẫn và ngộ nghĩnh v.v… Ông là chủ bút 4 tờ báo lớn (Khai hóa, Hà thành ngọ báo, Đông Tây, Thời báo), làm đảo lộn quan niệm và phương thức làm báo đương thời, gây tranh luận sôi nổi và cũng hứng chịu nhiều đả kích, song vẫn được đa số bạn đọc hoan nghênh và nhiều nhà báo học theo.

Ngày 27/12/1945, tại trụ sở Hội Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, gần 100 nhà báo thay mặt báo giới cả nước họp và lập ra Đoàn Báo chí Việt Nam. Ông Nguyễn Tường Phượng (tạp chí Tri tân) được cử giữ chức Chủ tịch, các ông Nguyễn Tấn Gi Trọng (Tổng Giám đốc Nha Thông tin tuyên truyền) và Đỗ Đức Dục (báo Độc lập) làm Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn) làm Tổng Thư ký. Kháng chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ, Đoàn Báo chí Việt Nam đổi tên thành Đoàn Báo chí kháng chiến – tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam và ông Nguyễn Tường Phượng được coi là Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đầu tiên.

Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này do Trương Vĩnh Ký khởi xướng và làm Chủ nhiệm. Báo có khuôn khổ 32 x 25 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15/4/1865.

Đầu năm 1918, tờ Nam Phong tạp chí (do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, xuất bản tại Hà Nội) với ấn phẩm đặc biệt ghi ngoài bìa “Số Tết 1918” đã trở thành tờ báo đầu tiên mở màn cho truyền thống làm báo Tết (báo Xuân) trong làng báo Việt Nam.

Vào đêm Giao thừa 29 Tết Đinh Sửu 6/2/1997, tại trụ sở tạp chí Quê hương – cơ quan ngôn luận của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao – ở 32 Bà Triệu (Hà Nội), tạp chí Quê hương điện tử được chính thức bấm nút, kết nối mạng Internet, trở thành báo điện tử đầu tiên của Việt Nam.