Chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH Lang Thị Phượng

Tôi tên là: LANG THỊ PHƯỢNG

Ngày, tháng, năm sinh: 26/9/1983

Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Dân tộc, Bí thư Chi bộ Văn phòng, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.

Bản thân tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ là cán bộ, có 3 chị em. Tôi đã lập gia đình và có 02 con. Là một người con được sinh ra và lớn lên ở vùng dân tộc và miền núi. Sau khi ra trường tôi làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, với ước mơ và mong muốn được công hiến, góp phần xây dựng và phát triển quê hương vùng miền núi. 11 năm công tác trong ngành dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, bản thân tôi luôn phấn đấu, rèn luyện, không ngừng học tập, nhiệt tình, gương mẫu, sáng tạo trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Được sự tín nhiệm của ngành, cơ quan nơi công tác, cử tri nơi cư trú, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, tôi rất vinh dự và cảm ơn sự tín nhiệm đó, đồng thời tôi cũng nhận thức được trách nhiệm lớn của bản thân vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Vậy nên người đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đại biểu Quốc hội là người làm cầu nối giữa nhân dân và Quốc hội. Nếu được các bậc cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành các công việc sau:

1. Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu tình hình trong nước và thế giới, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của đại biểu Quốc hội, tiếp tục rèn luyện để không ngừng nâng cao bản lĩnh và kiến thức chuyên môn nhằm thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội.

2. Thường xuyên giữ mối liên hệ gắn bó mật thiết với cử tri; lắng nghe, thu thập ý kiến của cư tri, phản ánh trung thực, kịp thời đến Quốc hội, cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét giải quyết, nhất là giúp cho việc xây dựng, ban hành chính sách pháp luật được sát đúng với tình hình, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong thực tế.

Tham dự các buổi tiếp công dân theo kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội, tích cực nghiên cứu đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân để chuyển, kiến nghị cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân theo quy định của pháp luật./.